Tin tức mới

  1. Đại lí máy bơm cao cấp xin giới thiệu
  2. Những thông số kỹ thuật cơ bản cần hiểu của máy bơm nước 

    Nguồn điện:Trong gia đình hiện nay chủ yếu dùng điện 1 pha 220V, nếu cần máy bơm công suất lớn cho tòa nhà thì mới cần đến loại 3 pha 380V.

    • Công suất máy bơm (ký hiệu là P):

    +       Công suất (P) của máy bơm biểu hiện cho mức độ tiêu thụ điện của máy bơm, đơn vị thường là W, KW, hoặc HP ( sức ngựa). 1HP bằng khoảng 0,74KW hay 740W, trong dân gian ( khu vực miền Nam) thường gọi là bơm 1 ngựa ( =1HP) hay 2 ngựa ( =2HP)…

    +       Công suất bơm cũng có 2 loại là công suất khi chạy không có tải và công suất khi có tải. Thường thì trên máy bơm nếu không ghi rõ 2 loại công suất thì tức là chỉ ghi công suất khi chạy không tải.

    • Lưu lượng nước ( ký hiệu là Q):

    –        Lưu lượng nước là lượng nước được máy bơm lên bể trong một khoảng thời gian ( đơn vị thường dùng là lít /phút, mét khối / giờ).

    –        Thông số lưu lượng (Q) sẽ cho bạn biết với trường hợp cụ thể của bạn thì lượng nước bơm đầy bể trong khoảng bao nhiêu lâu.

    –        Để biết thông số chính xác giữa lưu lượng và cột áp ( cột áp = chiều sâu hút + chiều cao đẩy) ta cần phải xem biểu đồ cột áp và lưu lượng của máy bơm đó.

    • Cột áp (H):

    Cột áp H = chiều sâu hút + chiều cao đẩy.

    Ví dụ: Máy bơm của nhà bạn đặt trên cao so với mực nước trong bể chứa là 1,5 m, máy hút nước và đẩy lên trên tầng 5 ( chiều cao từ máy bơm đến nóc bể chứa là 14m), cột áp trong trường hợp này bằng 1,5 + 14 = 15,5 m.

    • Nhiệt độ (T)

    Nhiệt độ của nước và môi trường xung quanh. T tính bằng °C.

    Khi sử dụng máy bơm ít khi ta để ý thông số này, tuy nhiên nếu dùng bơm nước nóng như tăng áp cho bình thái dương năng, hay dùng bơm để vận chuyển nước nóng thì cần để ý máy bơm sử dụng được nước đến bao nhiêu độ.

    • Đường kính ống hút và ống xả:

    +       Đơn vị đường kính ống tính bằng mm hoặc inch, ký hiệu là (“), quy đổi 1” bằng khoảng 25mm.

    +        Theo đúng quy chuẩn thì phải chọn kích thước đường ống sau khi chọn loại máy bơm, tuy nhiên thường thì trong các hộ gia đình hiện nay đều làm ngược lại, tức là xây nhà xong rồi mới chọn mua máy bơm, hoặc máy bơm cũ hỏng phải mua máy mới ( trừ các công trình có thiết kế và tính toán chi tiết từ trước). Vì chọn máy bơm sau nên thường là đường ống không theo quy chuẩn và sẽ ảnh hưởng chút ít đến hiệu suất làm việc của máy bơm. Trong trường hợp này thì đằng nào ống cũng có sẵn rồi nên chỉ cần tính đến việc sử dụng cút nối chuyển đổi cho các loại ống kích thước khác nhau để lắp cho vừa máy bơm.

    • Độ sạch của nước:

    Thường thì trong gia đình chúng ta thường dùng máy bơm để bơm nước sạch. Tuy nhiên nếu sử dụng để bơm nước bẩn, nước có lẫn cát ( ví dụ như dùng để thau bể, hút nước ao hay nước có lẫn sạn, cát… thì cần phải lựa chọn đúng loại máy, hoặc nếu không chọn được loại máy phù hợp thì chỉ nên chọn loại máy rẻ tiền thôi vì các loại máy đắt tiền nếu hút sạn và cát cũng sẽ rất nhanh chóng bị hỏng cánh bơm và buồng bơm.

    1. Lựa chọn máy bơm hút nước đẩy lên cao:

  3. Là loại máy bơm dùng để hút nước từ bể ngầm, giếng khoan hoặc đường ống nước, đẩy nước lên bể chứa đặt trên cao.Có 3 loại bơm đẩy cao thông dụng là bơm ly tâm, bơm bán chân không và bơm chân không.
    • Bơm ly tâm:

    Ưu điểm: Bơm ly tâm rất khỏe, lượng nước lớn và chạy rất êm khi lắp đặt và sử dụng đúng điều kiện của máy.

    Nhược điểm: Bơm ly tâm có hạn chế là không sử dụng được đối với các nguồn nước có lẫn khí, do đó không nên sử dụng loại bơm này để hút nước trực tiếp từ đường ống.

    • Bơm bán chân không:

    Ưu điểm:

    Bơm bán chân không là là bơm ly tâm có kết cấu buồng bơm có thể hút chân không nên có thể hút nước có lẫn khí, nên được đặt tên là bán chân không. Ưu điểm của loại bơm này là đẩy khỏe và hút được nước ở mọi nguồn khác nhau.

    Nhược điểm:

    Bơm bán chân không khi hoạt động thường có tiếng lạo xạo của dòng nước chảy trong máy bơm, và nếu xét về khả năng hút chân không thì kém hơn bơm chân không.

    • Bơm chân không:

    Ưu điểm:

    Bơm chân không tạo ra lực hút chân không rất mạnh nên hút được nước ở cả bể ngầm hay đường ống.

    Nhược điểm:

    Bơm chân không có cánh quạt nước nhỏ nên lưu lượng nước thấp hơn so với bơm ly tâm và bán chân không. Ngoài ra cánh quạt nước của bơm chân không rất khít với buồng bơm nên khi đẩy nước lên cao máy thường phát ra tiếng kêu i i i, nếu lắp bơm trong nhà không có cách âm chỗ máy bơm thì tiếng ồn này tương đối khó chịu.

    • Phương án bảo vệ máy bơm:

    Do nhu cầu sử dụng nước sạch, hiện nay hầu hết các gia đình đều lắp phao tự động ở bể chứa đặt trên nóc nhà, phao tự động này sẽ tự động bật / tắt máy bơm khi bể chứa hết nước hoặc đầy nước. Việc lắp phao tự động bật tắt như vậy thực sự hữu ích, giúp cho việc sinh hoạt dễ dàng hơn, tiện nghi hơn.

    Tuy nhiên nguồn nước cấp của thành phố thường không ổn định, thỉnh thoảng lại mất nước. Khi máy bơm chạy trở lại do bể chứa trên nóc nhà hết nước và phao điện đóng điện, nếu bể ngầm không có nước máy sẽ không hút được nước, nếu không kịp thời phát hiện và rút máy bơm ra máy bơm sẽ bị hỏng, bị cháy do chạy khô.

    Nếu tính tỉ lệ máy bơm hỏng do nguyên nhân chạy khô thì có tới trên 50% máy bơm bị hỏng do hiện tượng này, điều này thực sự rất lãng phí.

    Để bảo vệ máy bơm của bạn không bị cháy do chạy khô, chúng tôi có lời khuyên khách hàng của mình nên mua kèm rơ le chống cạn khi lắp máy bơm. Với nguyên lý hoạt động hết sức đơn giản là: nếu máy bơm chạy mà không có dòng nước chảy ra thì rơ le sẽ cắt điện cấp vào máy bơm để bảo vệ bơm khỏi bị cháy.

Nhà cái 22bet cá độ bóng đá và nhà cái casino 22bet trực tuyến uy tín số 1 Việt Nam